Các yếu tố không thể thiếu trong cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Thảo luận trong 'Danh Bạ Công Nghệ' bắt đầu bởi nguyenquocdien123, 13/7/21.

  1. nguyenquocdien123

    nguyenquocdien123 Expired VIP

    Quản trị doanh nghiệp là điều cần thiết mà mỗi lãnh đạo cần phải thực hiện nếu muốn doanh nghiệp của mình hoạt động hiệu quả. Ngày nay, có nhiều cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả giúp cho lãnh đạo thực hiện có hiệu quả vai trò quản trị của mình, trong đó, có cả việc sử dụng phần mềm quản trị cho doanh nghiệp.

    [​IMG]

    Quản lý doanh nghiệp là gì?

    Quản lý là quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản trị cũng có nghĩa là thực hiện các hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức và liên tục. Việc quản trị trong một tổ chức, doanh nghiệp bao gồm các phần, các khâu, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy nhau cùng phát triển.

    Quản trị doanh nghiệp là những cơ chế, quy định mà thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong công ty.

    Quản trị doanh nghiệp giúp cân bằng lợi ích cho nhiều bên liên quan của công ty. Có thể dựa vào quản trị để đạt được mục tiêu của công ty thông qua các hoạt động như quản lý tài chính, quản lý nhân sự hay kiểm soát nội bộ và đo lường hiệu suất hoạt động kinh doanh của công ty.

    Quản trị doanh nghiệp tốt là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã đạt được thành công nhanh chóng nhờ một hệ thống quản trị tốt. Bên cạnh đó, quản trị lỏng lẻo, kém, thiếu minh bạch là một trong những nguyên nhân dẫn tới phá sản ở nhiều doanh nghiệp.

    [​IMG]

    Các yếu tố để quản trị doanh nghiệp hiệu quả

    Hoạch định chiến lược rõ ràng, cụ thể

    Hoạch định chiến lược là quá trình lãnh đạo xác định những mục tiêu kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là vạch ra những hoạt động thiết thực, cụ thể để đạt được mục tiêu, sứ mệnh đã đặt ra.

    Một chiến lược cụ thể, rõ ràng và khoa học sẽ giống như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Toàn bộ nhân viên, các cấp quản lý sẽ theo dõi và bám sát chiến lược này để thực hiện công việc của mình một cách kỷ luật, chặt chẽ, đảm bảo đạt được mục tiêu chung, sứ mệnh chung cho toàn doanh nghiệp.

    Tổ chức và phân công công việc cho các bộ phận, nhân viên một cách hợp lý

    Chiến lược đã vạch ra của doanh nghiệp sẽ được thực hiện hiệu quả khi người lãnh đạo biết cách phân công và sử dụng nhân lực hợp lý. Mỗi nhiệm vụ, chức năng cụ thể sẽ được phân công cho mỗi bộ phận, phòng ban và nhân viên một cách phù hợp, đảm bảo phát huy tối đa năng lực và điểm mạnh của mỗi cá nhân. Muốn vậy, người quản trị phải hiểu rõ và đánh giá một cách đúng đắn trình độ, năng lực của các nhân viên.

    Một nhà lãnh đạo giỏi không phải là người có thể ôm đồm tất cả mọi việc trong doanh nghiệp, mà là người biết nhìn người, biết trao quyền và giao việc cho đúng người. Những người có năng lực sẽ được trao quyền rộng hơn, đảm nhiệm nhiều công việc hơn và giữ vai trò quan trọng với doanh nghiệp.

    Tuy nhiên sau khi trao quyền, lãnh đạo cũng cần theo dõi và đánh giá kết quả làm việc, báo cáo của các nhân viên để có thể kiểm soát chặt chẽ hoạt động công việc của họ.Nắm bắt và kiểm soát chặt chẽ các thông tin trong doanh nghiệp.

    Kiểm soát tài chính

    Quản lý tốt tài chính là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và thông suốt vì tài chính là nguồn sống của mọi doanh nghiệp. Quản lý tài chính hiệu quả còn là tiền đề, cơ sở để đưa ra những quyết định quan trọng, những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

    Để kiểm soát tài chính, doanh nghiệp cần tổng hợp và lưu trữ đầy đủ các dữ liệu về: tình hình thu chi, tình hình ngân sách, doanh thu, lợi nhuận, công nợ,…..

    Có kế hoạch và giám sát dòng tiền chặt chẽ. Lập các báo cáo và thường xuyên theo dõi các báo cáo tài chính để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, kịp thời phân tích, đánh giá và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

    Kiểm soát hàng hóa

    Số lượng hàng hóa tăng hay giảm sẽ phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như: cơ chế thị trường, nhu cầu của khách hàng, chất lượng của hàng hóa và giá bán.

    Việc kiểm soát chặt chẽ hàng hóa sẽ giúp lãnh đạo quản lý và phân tích được các lý do, nguyên nhân dẫn đến việc hàng hóa tăng hay hàng hóa giảm.

    Từ đó, đánh giá tình hình và kịp thời đưa ra các phương án điều chỉnh trong sản xuất, bán hàng để kinh doanh có hiệu quả, tránh thua lỗ.

    Kiểm soát nhân sự

    Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công trong mỗi tập thể, tổ chức. Vì vậy, kiểm soát tốt nhân sự cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nếu muốn quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

    Kiểm soát tốt nhân sự thể hiện ở việc nắm rõ tình hình biến động nhân sự tại doanh nghiệp, thực hiện tốt các nghiệp vụ liên quan đến nhân sự, từ quá trình tuyển dụng, tiếp nhận nhân viên cho đến quản lý thông tin nhân viên, hợp đồng nhân viên, lương, thưởng, bảo hiểm cho nhân viên, xây dựng các chương trình đào tạo để phát triển đội ngũ nhân viên lớn mạnh.

    [​IMG]

    Việc nắm được năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên còn giúp cho lãnh đạo đưa ra các quyết định khen thưởng, khuyến khích hay kỷ luật một cách nghiêm minh, đảm bảo tính công bằng và kích thích tinh thần làm việc của toàn bộ nhân viên. Trên đây là tổng hợp các yếu tố quan trọng trong cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin về các đề tài khác như kỹ năng quản lý doanh nghiệp nhỏ, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng quản lý hành chính,... truy cập ngay Quản Trị Doanh Nghiệp Online Blog ngay bây giờ nhé!
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này