Nguyên tắc thể hiện các nét vẽ trong bản vẽ kỹ thuật

Thảo luận trong 'Danh Bạ Căn Hộ, Chung Cư' bắt đầu bởi lampho2410, 11/7/21.

  1. lampho2410

    lampho2410 Expired VIP

    Các nét vẽ

    Các loại nét vẽ

    Chỉ được sử dụng những loại nét vẽ liệt kê trong bảng dưới đây.
    [​IMG]
    [​IMG]
    (1) – Loại nét này sử dụng khi vẽ bằng máy
    (2) – Chỉ dùng một trong hai loại trên cùng một bản vẽ
    Khi cần thay đổi chiều rộng của nét trong một số lĩnh vực công nghiệp đặc biệt nào đó hoặc nếu các nét vẽ này có những áp dụng khác với những áp dụng đã ghi ở cột thứ 3 trong bảng thì phải có giải thích ghi trên bản vẽ.
    Các nét quy định trong bảng 1 được minh họa trên hình 9 và hình 10.
    Chiều rộng của các nét vẽ

    Cho phép sử dụng hai chiều rộng của nét trên một bản vẽ. Tỉ lệ giữa chiều rộng của nét đậm so với nét mảnh không được nhỏ hơn 2 : 1
    Các chiều rộng của nét vẽ cần chọn sao cho phù hợp với kích thước, loại bản vẽ và căn cứ vào dãy kích thước sau: 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ; 1,4 và 2mm.
    Chiều rộng của cùng một nét trong một bản vẽ phải đảm bảo không thay đổi trên các hình khác nhau của chi tiết vẽ theo cùng tỉ lệ.
    Chú thích: Không khuyến khích sử dụng chiều rộng 1,18mm do những khó khăn của phương tiện ấn loát.
    Quy tắc vẽ

    Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường song song, kể cả đường cạnh chéo mặt cắt, không được nhỏ hơn hai lần chiều rộng của nét đậm nhất. Khoảng cách này không được chọn nhỏ hơn 0,7mm.
    [​IMG]
    Khi hai hay nhiều nét khác loại trùng nhau thì cần theo thứ tự ưu tiên sau (xem hình 11):
    [​IMG]
    • Đường bao thấy, cạnh thấy (nét liền đậm loại A).
    • Đường bao khuất, cạnh khuất (nét đứt loại E hoặc F).
    • Mặt phẳng cắt (nét gạch chấm mảnh, tô đậm ở hai đầu và ở chỗ thay đổi mặt phẳng cắt, loại H).
    • Đường tâm và trục đối xứng (nét gạch chấm mảnh, loại G).
    • Đường trọng tâm (nét gạch hai chấm mảnh, loại K).
    • Đường dóng kích thước (nét liền mảnh, loại B).
    Các đường dẫn liên quan đến một phần tử nào đó (kích thước, vật thể, đường bao v.v…) phải vẽ lệch đi so với các đường khác của bản vẽ để tránh gây nhầm lẫn và phải kết thúc:
    • Bằng một dấu chấm nếu đường dẫn kết thúc ở bên trong đường bao của vật thể (xem hình 12);
    • Bằng một mũi tên nếu đường dẫn kết thúc ở đường bao của vật thể (xem hình 13);
    • Không có dấu chấm hoặc đầu mũi tên nếu đường dẫn kết thúc ở trên đường kích thước (xem hình 14).
    [​IMG]

    CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
    1. https://blogxaydung.net/tinh-noi-luc-khung-ngang-ket-cau-nha-cong-nghiep/
    2. https://blogxaydung.net/quy-pham-thi-cong-nghiem-thu-cong-tac-be-tong/
    3. https://blogxaydung.net/nguyen-tac-the-hien-cac-net-ve-trong-ban-ve-ky-thuat/
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này