Phân loại hệ thống Erp trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Danh Bạ Công Nghệ' bắt đầu bởi nafseo, 16/12/21.

  1. nafseo

    nafseo Expired VIP

    Là những hệ thống xuyên suốt nhiều bộ phận chức năng, cấp bậc tổ chức và đơn vị kinh doanh

    - Hệ thống thông tin quản lý erp (ERP- Enterprise Resource Planning): Là hệ thống tích hợp và phối hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp chủ yếu của doanh nghiệp

    - Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM-Supply Chain Management): Là hệ thống tích hỢp giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản Xuất, khách hàng và nhà cung cấp

    - Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM- Customer Relationship Management): Là hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ với khách hàng thông qua nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau

    - Hệ thống quản lý tri thức (KM - Knowledge Management): Là hệ thống tích hợp, thu thập, hệ thống hóa, phổ biến, phát triển tri thức trong và ngoài doanh nghiệp.

    Phân loại hệ thống ERP theo thương hiệu

    Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều phần mềm ERP với nhiều thương hiệu khác nhau:

    Một số hệ thống ERP của nước ngoài được thiết kế và điều chỉnh theo nhu cầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam (mà đa phần các các doanh nghiệp lớn đa quốc gia) cho phù hợp với quy trình và tính pháp lý trong nước.

    Bên cạnh các thương hiệu lớn, còn xuất hiện các doanh nghiệp tự phát triển ERP theo hướng thuần Việt được khá nhiều các doanh nghiệp VIệt ưa chuộng.

    Các hệ thống này được phát triển từ đầu hướng đối tượng doanh nghiệp Việt nên rất phù hợp với người dùng tại Việt Nam.

    Theo cách phân loại này, ERP nội sẽ chiếm ưu thế hơn do tính tiện dụng và phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, ít chỉnh sửa (customize) nên độ rủi ro khi triển khai sẽ thấp hơn các hệ thống ERP ngoại. Nhưng nếu phân tích lợi ích sâu xa, doanh nghiệp luôn cần phải cân đo đong đếm giữa ERP nội và ERP ngoại bởi những lợi ích chúng mang lại.

    >> Xem thêm: Hệ thống quản lý thông tin vườn trồng

    Phân loại hệ thống ERP theo chi phí đầu tư

    Chi phí là 1 vấn đề không thể không nhắc tới khi triển khai dự án ERP. Một hệ thống ERP quốc tế giá sẽ cao hơn nhiều lần so với ERP nội địa tự phát triển, đi kèm đó là những lợi ích lâu dài. Việc phân loại ERP theo chi phí cũng khá rõ rệt:

    Các phần mềm ERP chi phí thấp như ERP dưới dạng website, được các công ty đặt hàng viết theo yêu cầu, do một số team triển khai trong nước thực hiện. Tuy các dự án này có chi phí thấp, nhưng độ rủi ro cao do thiếu tính chuyên nghiệp, dễ phát sinh các chi phí ẩn, và đặc biệt là không có tính bảo mật cao.

    Các phần mềm ERP chi phí tầm trung, được thiết kế và hoàn thiện bởi các đơn vị triển khai lớn trong nước. Thông thường tính ổn định và khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp của loại phần mềm này sẽ khá cao, nhưng các nơi triển khai họ thường không triển khai toàn bộ các chức năng của hệ thống ERP mà thường chỉ có 1 số phân hệ như Kế toán tài chính, bán hàng, mua hàng, kho…

    Các hệ thống ERP chi phí cao của nước ngoài, quy trình chuẩn và độ uy tín cao, triển khai hầu hết các phân hệ, chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp lớn, nhiều chi nhánh và các công ty đa quốc gia. Với loại này, tính bảo mật và khả năng tùy biến theo yêu cầu doanh nghiệp cao tuy nhiên khả năng triển khai thành công lại phụ thuộc vào đơn vị triển khai (và vô số thứ khác như chi phí, nhân sự, quy trình và tính định hướng của doanh nghiệp)

    >> Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này